Hội nghị tổng kết Dự án và trao đổi về phát triển chiếu sáng LED ở Việt Nam

Ngày 11/12/2019, tại khách sạn Pullman,số 61 phố Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội, Ban Quản lý Dự án “Phát triển và thúc đẩy công nghệ LED cho chiếu sáng chung ở Việt Nam”đã tổ chức Hội nghị tổng kết dự án và trao đổi về phát triển chiếu sáng LED ởViệt Nam nhằm tổng kết thực hiện Dự án và trao đổi một số vấn đề có liên quan đếnsự phát triển chiếu sáng LED ở Việt Nam.

Toàn cảnh Hội nghị

Tham dự Hội nghị, vềphía Ban chỉ đạo dự án có  GS.TS. Phan Ngọc Minh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CNVN (VAST); PGS. TS. Nguyễn Hồng Tiến, Chủ tịch Hội chiếu sáng ViệtNam; TS. Trịnh Quốc Vũ,  Phó Vụ trưởng, Vụ Tiết kiệm Năng lượng và phát triển bền vững, Bộ Công Thương; Ông Nguyễn Đoàn Thăng, Tổng Giám đốc, Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông; Về phía Văn phòng Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc tại Việt Nam (UNDP CO - VN) có Bà Caitlin Wiesen, Trưởng Đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam; Bà Vũ Thị Thu Hằng,Cán bộ Chương trình;Về phía Trung tâm Phát triển Công nghệ cao (HTD) và Ban Quản lý Dự án (PMU) có TS. Nguyễn Văn Thao, Tổng giám đốc Trung tâm Phát triển Công nghệ cao (HTD -VAST), Giám đốc Quốc gia Dự án Chiếu sáng LED; Bà Hoàng Thị Thu Linh, Phó phòng Quản lý Tổng Hợp HTD -VAST, Phó Giám đốc Quốc gia Dự án Chiếu sáng LED; GS. TS. Phan Hồng Khôi, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Khoa học và Công nghệ, HTD-VAST – Cố vấn kỹ thuật cao cấp của Dự án; TS. Nguyễn Kiên Cường, Quản đốc Dự án. Hội nghị cũng có sự tham gia của TS. Hà Quý Quỳnh – Trưởng Ban ứng dụng và Triển khai công nghệ -VAST; bà Nguyễn Thị Vân Nga – Giám đốc Trung tâm thông tin tư liệu; PGS.TS. Lê Minh Phương – Phó Hiệu trưởng trường Đại học bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh;ông Trần Quốc Toản – Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang,cùng một số quý đại biểu, nhà khoa học, nhà sản xuất, nhà quản lý và các cơquan bộ ngành, các chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước.

   
GS.TS. Phan Ngọc Minh – Phó Chủ tịch ViệnHLKHCNVN phát biểu khai mạc Hội nghị

Bà Caitlin Wiesen - Trưởng Đại diệnthường trú của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam phát biểu tạiHội nghị

TS. Nguyễn Văn Thao,Tổng giám đốc Trung tâm Phát triển Công nghệ cao (HTD -VAST), Giám đốc Quốc giaDự án Chiếu sáng LED trình bày báo cáo kết quả tại Hội nghị

Mở đầu Hội nghị GS.TS. Phan Ngọc Minh tuyên bố lý do, phát biểu khai mạc cuộc họp, GS.TS. Phan Ngọc Minh cho biết đèn LED có các ưu điểm vượt trội so với các loại đèn truyền thống như hiệu suất phát sáng cao, tuổi thọ cao, siêu tiết kiệm điện năng, khả năng tạo màu và tính uyển chuyển trong việc tích hợp với các hệ điềukhiển cường độ chiếu sáng, ít phát nhiệt, thân thiện môi trường đem lại chochúng những giá trị độc đáo trong chiếu sáng cho nhiều mục đích khác nhau, chiếu sáng nội thất, chiếu sáng giao thông đường phố, chiếu sáng nghệ thuật, chiếu sáng trong công nghiệp, nông, lâm, ngư nghiệp.

Phát biểu tại Hội nghị, bà Caitlin Wiesen - Trưởng Đại diện thường trú của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam đánh giá: “Những bước tiến mà chúng tôi đã cùng nhau thực hiện trong bốn năm qua là rất đáng kể. Năm 2014, trước dự án LED khởi động, các công ty Việt Nam đã sản xuất chưa tới 1% thị phần đèn LED trongnước và ngày nay họ chiếm 49% thị phần trong nước, với khoảng 15.000 nhà bán lẻ LED được chứng nhận. Điều đó có nghĩa là quá trình chuyển đổi LED mở ra nhiềulợi ích cho chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng”.

Theo bà Caitlin Wiesen, khi chuyển đổi thị trường LED trongnước, nhà sản xuất đèn LED vừa và nhỏ có thể cần hỗ trợ giúp họ đáp ứng các yêucầu tối thiểu về tiêu chuẩn sản phẩm. Hỗ trợ kỹ thuật để nâng cấp hệ thống quảnlý sản xuất và kinh doanh và cơ sở hạ tầng sẽ là chìa khóa, cũng như các cơ chếtài chính sáng tạo phù hợp với thị trường này. Công nghệ chiếu sáng LED có thểgiảm mức sử dụng năng lượng từ 50% đến 80% so với đèn Florescent (FL), đènphóng điện cường độ cao (HID) và đèn sợi đốt truyền thống. Điều này góp phầnquan trọng để đáp ứng các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, tiết kiệm nănglượng và phát triển bền vững cho quốc gia.

Tại Hộinghị, TS. Nguyễn Văn Thao thay mặt Ban Quản lý Dự án trình bày những kết quả Dựán đã đạt được trong 4 năm qua. Dự án đã đạt được những kết quả chính:

1.     Xâydựng chính sách, tiêu chuẩn, quy định, tạo cơ sở pháp lý cho việc phát triểnsản xuất và thị trường chiếu sáng LED:

-         Lộtrình phát triển ngành công nghiệp chiếu sáng LED tới năm 2025 xây dựng dựatrên nghiên cứu công phu được thực hiện bởi một nhóm các nhà khoa học, nhà sảnxuất và vận hành thiết bị chiếu sáng và đầu vào được cung cấp bởi các nhà hoạchđịnh chính sách, giúp tăng cường chính sách và khung pháp lý, trong mua sắm,trong việc tiếp tục phát triển sản xuất và giảm thiểu rủi ro;

-         Dựán xây dựng được 04 tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) cho các sản phẩm chiếu LED: 03TCVN được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành vào tháng 12/2017 (Tiêu chuẩn TCVN11842:2017 (IES TM-21-11), Tiêu chuẩn 11843:2017 (CIE S 025:2015), Tiêu chuẩnTCVN 11844:2017) và 01 tiêu chuẩn Việt Nam về “Đèn điện LED chiếu sáng đường vàphố - Hiệu suất năng lượng” đã được phát triển và đệ trình lên Viện Tiêu chuẩnChất lượng Việt Nam (VSQI) và Bộ Khoa học Công nghệ;

-         Hạtầng cơ sở, trang thiết bị, phương pháp, kỹ thuật đo lường và đánh giá chấtlượng các sản phẩm LED của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1(Quatest-1) được tăng cường; 02 khóa đào tạo lý thuyết và thực hành về đolường, kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm chiếu sáng LED được tổ chức chohơn 18 cán bộ kỹ thuật của 03 Trung tâm kiểm tra chất lượng tại Hà Nội, ĐàNẵng, và thành phố Hồ Chí Minh.

-         Chươngtrình Dán nhãn và Chứng nhận sản phẩm chiếu sáng LED được xây dựng và Bộ Côngthương triển khai thực hiện

-         Haitiêu chuẩn kỹ thuật chiếu sáng của Việt Nam sử dụng công nghệ LED trong cáccông trình giao thông đường bộ & đường hầm đã được Dự án xây dựng, đượcchuyển giao cho Bộ Xây dựng để xem xét, phê duyệt và ban hành.

-         Dựán cũng đã cung cấp phần mềm quản lý nhiệt ANSYS Icepak dùng để thiết kế các bộtản nhiệt và phần mềm thiết kế các bộ nguồn điều khiển cho đèn LED;  tổchức các khóa đào tạo hướng dẫn sử dụng hai phần mềm  trên tại các trungtâm R&D và các xưởng sản xuất của hai nhà máy.

2.     Dựán đã cung cấp chuyên gia trong nước và chuyên gia quốc tế hỗ trợ hai nhà sảnxuất cải thiện chất lượng sản phẩm chiếu sáng LED nhằm đáp ứng các tiêu chuẩnquốc gia và quốc tế, bao gồm cả hướng dẫn đo lường và kiểm soát chất lượng củacác sản phẩm chiếu sáng Led.

3.     Đồngthời, dự án cũng đã tổ chức 5 khóa đào tạo về "Công nghệ chiếu sáng LED cơbản và tiên tiến trong chiếu sáng chung", "Thiết kế, lắp đặt, vậnhành, bảo trì và quản lý hệ thống chiếu sáng LED" và "Giải pháp chiếusáng thông minh và đầu tư tài chính cho chiếu sáng đô thị tại Việt Nam"cho hơn 300 kỹ sư, cán bộ kỹ thuật trên toàn quốc.

4.     Đặcbiệt, đã có 10 Dự án trình diễn hệ thống chiếu sáng LED trong nhà và ngoài trờiđã hoàn thành. Theo tính toán, tác động gián tiếp từ hỗ trợ kỹ thuật của Dự ántrong 10 năm tới là: Năng lượng tiết kiệm cộng dồn: 150.534 MWh - vượt mức sovới chỉ tiêu đặt ra ban đầu 3.000 MWh; lượng giảm khí CO2 cộng dồn : 130.197ktonnes - vượt mức so với chỉ tiêu đặt ra ban đầu 1.000 ÷ 5.154 ktonnes.

5.      Hoạt động truyền thông của dự áncũng giúp nâng cao nhận thức cho cộng đồng: 24 bài báo, tin tức về các hoạt động của Dự án và một số kết quả thựchiện Dự án được cập nhật thường xuyên trên trang web của Dự án và trên tạp chícủa Ánh sáng & Cuộc sống; Thuyết trìnhtrong 03 hội nghị chiếu sáng quốc gia do Hiệp hội Chiếu sáng Việt Nam phối hợpvới Dự án (2017, 2018 và 2019) và trong 03 Hội chợ / Hội thảo quốctế (LEDTEC ASIA - 2015, 2016, 2017); 11 video clip và hơn 500 tờ rơi giới thiệu công nghệ sản xuất, thị trườngđèn LED, ứng dụng đèn LED trong chiếu sáng, kết quả và tác động của hỗ trợ kỹthuật do Dự án cung cấp; Xuất bản mộtcuốn sách "Công nghệ và ứng dụng chiếu sáng LED", Nhà xuất bản Thanhniên, tháng 12 năm 2018; Xuất bản 02 tuyển tập Hội nghị quốcgia về khoa học và công nghệ chiếu sáng 2017 về Ánh sáng đô thị thông minh để đối phó với cuộc cách mạng công nghiệp lầnthứ tư (I 4.0) và Hội nghị quốc gia về khoahọc và công nghệ chiếu sáng 2019 về “Ánh sáng kỹ thuật số của Việt Nam và thách thức”ồng tổ chức với Hội Chiếu sángViệt Nam);

Tọa đàm tại Hội nghị

Tại Hội nghị, tọa đàm về tương lai phát triển của thị trườngchiếu sáng LED tại Việt Nam cũng được các đại biểu quan tâm như Dự kiến tương lai của ngành chiếu sáng trong nước ở Việt Nam trong trung hạn(2030) và dài hạn (2050) sẽ như thế nào? Những tiến bộ và thay đổi đối với công nghệ chiếu sáng LED, ứng dụng mới, công nghệ sản xuất LED, thực hành quản lýkinh doanh và tiêu chuẩn hóa sản phẩm, thử nghiệm và dán nhãn? Tiềm năng tăng trưởng của LED tại Việt Nam trong trung và dài hạn là gì?Tương lai trung và dài hạn của ngành chiếu sáng liên quan đến các cam kết của NDC vàcác kế hoạch và chương trình của chính phủ về giảm thiểu biến đổi khí hậu, baogồm cả tiêu chuẩn hóa và ghi nhãn sản phẩm? Các nhà sản xuất chiếu sáng trong nước nên chuẩn bị cho một tương lai như thế nào, về năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D), công nghệ sản xuất và cơ sở hạ tầng, thực tiễn quản lý sản xuất và kinh doanh và nâng cao năng lực? Những thách thức để ảnh hưởng đến người tiêu dùng và những cơ hội là gì? Các bước tiếp theo tại Việt Nam về tiêu chuẩn hóa, thử nghiệm và dán nhãn sản phẩm là gì? Tất cả những vấn đề nêu trên đều được các chuyên gia, các nhà khoa học, đại diện lãnh đạo của các cơ quan nhà nước trả lời trong buổi tọa đàm ./.

Tinbài: Thu Huyền

Các bài viết khác cùng danh mục
Hội nghị Khoa học chiếu sáng toàn quốc năm 2019 “Chiếu sáng kỷ nguyên số, cơ hội và thách thức” Hội nghị Khoa học chiếu sáng toàn quốc năm 2019 “Chiếu sáng kỷ nguyên số, cơ hội và thách thức”
Đây là những vấn đề thời sự có ảnh hưởng lớn đến quá trình xây dựng, phát triển hạ tầng cơ sở, kỹ thuật, kinh tế - xã hội của một quốc gia và các hoạt động, nghiên cứu, sản xuất kinh doanh của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong ngành chiếu sáng và liên quan đến lĩnh vực chiếu sáng tại Việt Nam.