THIẾT BỊ GIÁM SÁT HÀNH TRÌNH LẮP ĐẶT TRÊN TÀU CÁ - SẢN PHẨM KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỚI CỦA TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CAO

Trong những năm gần đây, vấn đề khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) đang trở thành vấn đề nổi cộm tại nhiều nước khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, việc EU cảnh báo “thẻ vàng” đối hải sản của Việt Nam xuất khẩu sang EU là minh chứng cụ thể về tình trạng này. Nếu không giải quyết  được các vấn đề về khai thác IUU, Việt Nam có thể sẽ bị áp dụng "thẻ đỏ",  khi đó tất cả sản phẩm thủy sản khai thác từ Việt Nam sẽ bị cấm xuất khẩu vào EU. Trước tình hình đó, ngày 08/3/2019 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 26/2019/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản, trong đó có quy định về  việc bắt buộc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên các tàu cá có kích thước dài từ 15m trở lên. Nắm bắt được nhu cầu cấp thiết đó của ngành thủy sản, thời gian qua Trung tâm Phát triển công nghệ cao, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đã tập trung nghiên cứu chế tạo thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá đáp ứng các quy định của Nhà nước và nhu cầu sử dụng của ngư dân.
 

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Viện Hàn lâm Khoa học và  công nghệ Việt Nam và kết quả thử nghiệm thiết bị giám sát hành trình lắp đặt  trên tàu cá tại một số địa phương như Hải Phòng, Bình Định,…Trung tâm Phát triển Công nghệ cao đã nghiên cứu chế tạo các sản phẩm thương mại model VKH-S,VHK-SL có kết nối màn hình 7 inch hoặc 10 inch, sử dụng điện ắc quy hoặc pin  mặt trời; đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật và công nghệ theo Nghị định  26/2019/NĐ-CP của Chính phủ về thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá.

Các  thiết bị giám sát hành trình này sử dụng công nghệ truyền sóng qua vệ tinh, cóchức  năng: lưu trữ toàn bộ hải trình và tự động truyền dữ liệu về trung tâm qua hệ thống thông tin vệ tinh với tần suất 02 giờ/lần hoặc 03 giờ/lần (tùy thuộc  vào loại tàu được quy định tại Điều 44 của Nghị định 26/2019/NĐ-CP); cảnh báo  khi tàu ra khỏi hải phận quy định; hiển thị các tàu đánh cá cùng đội, nhóm; gọi điện thoại, nhắn tin vào mạng điện thoại cố định hoặc di động; thông tin thờitiết, thông báo cứu hộ,...

Thiết bị còn được cài đặt phần mềm theo dõi trực tuyến tàu cá trên điện thoại thông minh (Smartphone), giúp chủ tàu cá từ đất liền có thể theo dõi và liên lạc trực tiếp với tàu cá của mình tại bất cứ đâu trên biển trong suốt quá trình đánh bắt; báo cáo về sản lượng, nhu cầu phát sinh của ngư dân trên tàu cũng được cập nhật liên tục về điện thoại của chủ tàu trên đất liền.

Thiết bị giám sát hành trình được sản xuất theo tiêu chuẩn ISO-9001-2015 và đã được công bố hợp quy, được Tổng Cục tiêu chuấn – Đo lường – Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ kiểm định chất lượng và Tổng cục Thủy sản cấp mẫu kẹp chì.

 Trung tâm Phát triển công nghệ cao đã lựa chọn Công ty Cổ phần Techno Việt Nam Corporation là đối tác để triển khai ứng dụng sản phẩm này.

Thông tin chi tiết xin liênhệ:

1.     Đơn vị nghiên cứuchế tạo: Trung tâm Phát triển công nghệ cao, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ  Việt Nam

Địa chỉ: Số 18 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, HàNội.

Đầu mối liên hệ: ThS. Lê Văn Luân

Điện thoại: 0942042042.

2.     Đơn vị phối hợptriển khai: Công ty Cổ phần Techno Việt Nam Corporation

Địa chỉ: CT1, Tòa nhà TSQ Euroland, Mỗ Lao, Hà Đông,Hà Nội.

Hotline: 0912 086 155; 093 444 0199

 

Các bài viết khác cùng danh mục
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ lọc sinh học cải tiến xử lý nước thải tại Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng thành phố Đà Nẵng Nghiên cứu ứng dụng công nghệ lọc sinh học cải tiến xử lý nước thải tại Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng thành phố Đà Nẵng
Sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt trong xử lý nước thải y tế, Viện Công nghệ môi trường – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể trong việc cải thiện môi trường sống cũng như bảo vệ sức khỏe cộng đồng cho nhiều bệnh viện trong cả nước: bệnh viện C (Hà Nội), bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên, bệnh viện Tâm thần Hưng Yên, bệnh viện Đa khoa Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình…
Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong công tác xử lý chất thải nguy hại tại cụm 7 cơ quan y tế tỉnh Đồng Tháp Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong công tác xử lý chất thải nguy hại tại cụm 7 cơ quan y tế tỉnh Đồng Tháp
Trên cơ sở Hợp tác khoa học công nghệ giữa Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, PGS.TS.Trịnh Văn Tuyên, Viện trưởng Viện Công nghệ môi trường cùng nhóm nghiên cứu đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng Hệ thống xử lý chất thải rắn và lỏng tại cụm 7 cơ quan y tế tỉnh Đồng Tháp”. Trong hai năm thực hiện (2014-2015), nhóm nghiên cứu đề tài đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận và xây dựng thành công hệ thống xử lý chất thải lỏng và chất thải rắn y tế nguy hại với chi phí thấp tại cụm 7 cơ quan y tế tỉnh Đồng Tháp.
02 sản phẩm của Viện Hàn lâm KHCNVN được tuyên dương tại Festival “Sáng tạo trẻ” toàn quốc lần thứ VIII năm 2015 02 sản phẩm của Viện Hàn lâm KHCNVN được tuyên dương tại Festival “Sáng tạo trẻ” toàn quốc lần thứ VIII năm 2015
Festival “Sáng tạo trẻ” toàn quốc là hoạt động thường niên được Trung ương Đoàn tổ chức hàng năm nhằm khuyến khích, cổ vũ đoàn viên, thanh niên phát huy sáng kiến, ý tưởng sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, làm chủ khoa học công nghệ; đồng thời động viên, tôn vinh những cá nhân, tập thể có công trình, sản phẩm tiêu biểu toàn quốc.
Phát hiện một loài thực vật mới thuộc họ Diệp hạ châu (Phyllanthaceae) Phát hiện một loài thực vật mới thuộc họ Diệp hạ châu (Phyllanthaceae)
Trong khuôn khổ chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Viện Sinh học nhiệt đới (ITB) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) và Trung tâm Bảo tồn sinh thái châu Á thuộc Đại học Kyushu, Nhật Bản, các nhà khoa học vừa phát hiện và mô tả một loài thực vật mới thuộc họ Diệp hạ châu (Phyllanthaceae) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, Khánh Hòa, được đặt tên là Tai nghé hòn bà (Aporosa tetragona Tagane & V.S. Dang). Tên loài được đặt theo cấu trúc 4 cạnh của nhụy hoa và quả.