Sản xuất điện bằng lá nhân tạo


Ảnh minh họa:
Ảnh minh họa: latestdigitals.com.

Daniel Nocera, một nhà hóa học tại Mỹ, đã chế tạo "lá nhân tạo", một thiết bị có khả năng mô phỏng quá trình quang hợp của thực vật. Ông khẳng định phát minh của ông có thể cấp điện cho cả thế giới, ABC News đưa tin.

Lá nhân tạo của Nocera là một màng silicon chống thấm được bao bọc bởi những chất xúc tác có khả năng tạo ra khí hydro và oxy từ nước, ánh sáng mặt trời.

"Nhìn chung nó bắt chước phản ứng quang hợp của cây cối", Nocera nói.

Để lá nhân tạo sản xuất điện, người sử dụng nhúng nó vào nước rồi hứng ánh sáng mặt trời. Khí hydro và oxy mà nó tạo ra sẽ nổi lên mặt nước dưới dạng bong bóng. Chúng ta đưa hai khí đó vào pin nhiên liệu để sản xuất điện.

Nhiều thống kê cho thấy hơn 1,6 tỷ người trên thế giới không có cơ hội sử dụng điện và 2,6 tỷ người không có nhiên liệu sạch để nấu nướng.

"Với lá nhân tạo của tôi, bạn chỉ cần nước và ánh sáng mặt trời để sản xuất điện mà không cần tới mạng lưới điện. Nó là giải pháp để tạo ra điện đối với những người nghèo", Nocera nói.

Theo tính toán của Nocera, người ta chỉ cần một chai nước và ánh sáng mặt trời để tạo ra điện cho một ngôi nhà nhỏ. Tuy nhiên, giá của lá nhân tạo khá cao và đó là một vấn đề nan giải đối với người nghèo. Nocera hy vọng ông sẽ giảm được giá của sản phẩm bằng cách giảm chi phí chế tạo trong những nghiên cứu tiếp theo.

Minh Long

 
Các bài viết khác cùng danh mục
THIẾT BỊ GIÁM SÁT HÀNH TRÌNH LẮP ĐẶT TRÊN TÀU CÁ - SẢN PHẨM KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỚI CỦA TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CAO THIẾT BỊ GIÁM SÁT HÀNH TRÌNH LẮP ĐẶT TRÊN TÀU CÁ - SẢN PHẨM KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỚI CỦA TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CAO
THIẾT BỊ GIÁM SÁT HÀNH TRÌNH LẮP ĐẶT TRÊN TÀU CÁ - SẢN PHẨM KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỚI CỦA TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CAO
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ lọc sinh học cải tiến xử lý nước thải tại Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng thành phố Đà Nẵng Nghiên cứu ứng dụng công nghệ lọc sinh học cải tiến xử lý nước thải tại Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng thành phố Đà Nẵng
Sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt trong xử lý nước thải y tế, Viện Công nghệ môi trường – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể trong việc cải thiện môi trường sống cũng như bảo vệ sức khỏe cộng đồng cho nhiều bệnh viện trong cả nước: bệnh viện C (Hà Nội), bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên, bệnh viện Tâm thần Hưng Yên, bệnh viện Đa khoa Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình…
Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong công tác xử lý chất thải nguy hại tại cụm 7 cơ quan y tế tỉnh Đồng Tháp Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong công tác xử lý chất thải nguy hại tại cụm 7 cơ quan y tế tỉnh Đồng Tháp
Trên cơ sở Hợp tác khoa học công nghệ giữa Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, PGS.TS.Trịnh Văn Tuyên, Viện trưởng Viện Công nghệ môi trường cùng nhóm nghiên cứu đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng Hệ thống xử lý chất thải rắn và lỏng tại cụm 7 cơ quan y tế tỉnh Đồng Tháp”. Trong hai năm thực hiện (2014-2015), nhóm nghiên cứu đề tài đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận và xây dựng thành công hệ thống xử lý chất thải lỏng và chất thải rắn y tế nguy hại với chi phí thấp tại cụm 7 cơ quan y tế tỉnh Đồng Tháp.
02 sản phẩm của Viện Hàn lâm KHCNVN được tuyên dương tại Festival “Sáng tạo trẻ” toàn quốc lần thứ VIII năm 2015 02 sản phẩm của Viện Hàn lâm KHCNVN được tuyên dương tại Festival “Sáng tạo trẻ” toàn quốc lần thứ VIII năm 2015
Festival “Sáng tạo trẻ” toàn quốc là hoạt động thường niên được Trung ương Đoàn tổ chức hàng năm nhằm khuyến khích, cổ vũ đoàn viên, thanh niên phát huy sáng kiến, ý tưởng sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, làm chủ khoa học công nghệ; đồng thời động viên, tôn vinh những cá nhân, tập thể có công trình, sản phẩm tiêu biểu toàn quốc.