Cửa sổ có khả năng sản xuất điện


Cửa sổ có khả năng sản xuất điện

     Pin quang năng trong suốt có thể dẫn tới sự ra đời của những cửa sổ có khả năng tạo ra điện cho ngôi nhà. Ảnh: Science Daily.

  Loại pin mặt trời trong suốt, một phát minh của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học California tại Mỹ, được sản xuất bằng cách đặt những tấm phim nano bạc lên trên một loại polymer có khả năng hấp thu bức xạ hồng ngoại gần (loại ánh sáng có bước sóng dài hơn ánh sáng thường). Do không hấp thụ ánh sáng trắng nên mức độ trong suốt của loại polymer mới đối với mắt người là 70%, Science Daily đưa tin.

"Thành tựu của chúng tôi có thể mở đường cho sự ra đời của những tấm pin quang năng trong suốt. Chúng sẽ trở thành những bộ phận bổ sung của các thiết bị điện tử di động, cửa sổ thông minh có khả năng tạo dòng điện và nhiều ứng dụng khác", Yang Yang, trưởng nhóm nghiên cứu, phát biểu. Ông là một giáo sư về khoa học vật liệu và cũng là giám đốc của Trung tâm Năng lượng Tái sinh Nano của Viện Các hệ thống nano California (CNSI).

Theo Yang, chế tạo pin quang năng từ nhựa polymer là mục tiêu của nhiều nhà khoa học trên thế giới.

"Pin quang năng mới của chúng tôi được tạo ra từ những vật liệu giống nhựa nên chúng rất nhẹ và linh hoạt. Điều quan trọng hơn là con người có thể sản xuất chúng với chi phí thấp", ông nói.

Các bài viết khác cùng danh mục
THIẾT BỊ GIÁM SÁT HÀNH TRÌNH LẮP ĐẶT TRÊN TÀU CÁ - SẢN PHẨM KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỚI CỦA TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CAO THIẾT BỊ GIÁM SÁT HÀNH TRÌNH LẮP ĐẶT TRÊN TÀU CÁ - SẢN PHẨM KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỚI CỦA TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CAO
THIẾT BỊ GIÁM SÁT HÀNH TRÌNH LẮP ĐẶT TRÊN TÀU CÁ - SẢN PHẨM KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỚI CỦA TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CAO
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ lọc sinh học cải tiến xử lý nước thải tại Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng thành phố Đà Nẵng Nghiên cứu ứng dụng công nghệ lọc sinh học cải tiến xử lý nước thải tại Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng thành phố Đà Nẵng
Sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt trong xử lý nước thải y tế, Viện Công nghệ môi trường – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể trong việc cải thiện môi trường sống cũng như bảo vệ sức khỏe cộng đồng cho nhiều bệnh viện trong cả nước: bệnh viện C (Hà Nội), bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên, bệnh viện Tâm thần Hưng Yên, bệnh viện Đa khoa Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình…
Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong công tác xử lý chất thải nguy hại tại cụm 7 cơ quan y tế tỉnh Đồng Tháp Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong công tác xử lý chất thải nguy hại tại cụm 7 cơ quan y tế tỉnh Đồng Tháp
Trên cơ sở Hợp tác khoa học công nghệ giữa Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, PGS.TS.Trịnh Văn Tuyên, Viện trưởng Viện Công nghệ môi trường cùng nhóm nghiên cứu đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng Hệ thống xử lý chất thải rắn và lỏng tại cụm 7 cơ quan y tế tỉnh Đồng Tháp”. Trong hai năm thực hiện (2014-2015), nhóm nghiên cứu đề tài đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận và xây dựng thành công hệ thống xử lý chất thải lỏng và chất thải rắn y tế nguy hại với chi phí thấp tại cụm 7 cơ quan y tế tỉnh Đồng Tháp.
02 sản phẩm của Viện Hàn lâm KHCNVN được tuyên dương tại Festival “Sáng tạo trẻ” toàn quốc lần thứ VIII năm 2015 02 sản phẩm của Viện Hàn lâm KHCNVN được tuyên dương tại Festival “Sáng tạo trẻ” toàn quốc lần thứ VIII năm 2015
Festival “Sáng tạo trẻ” toàn quốc là hoạt động thường niên được Trung ương Đoàn tổ chức hàng năm nhằm khuyến khích, cổ vũ đoàn viên, thanh niên phát huy sáng kiến, ý tưởng sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, làm chủ khoa học công nghệ; đồng thời động viên, tôn vinh những cá nhân, tập thể có công trình, sản phẩm tiêu biểu toàn quốc.