Phát hiện một loài thực vật mới thuộc họ Diệp hạ châu (Phyllanthaceae)
Chi Tai nghé (Aporosa Blume) là một chi lớn với khoảng 82 loài, phân bố chủ yếu ở khu vực phía Nam và Đông Nam châu Á. Riêng ở Việt Nam, chi này có khoảng 11 loài và 2 thứ, thường gặp ở rừng thứ sinh từ thấp lên đến độ cao hơn 2.000 m.

Đặc điểm nhận dạng loài Tai nghé hòn bà (Aporosa tetragona Tagane & V.S. Dang) – Ảnh: Đặng Văn Sơn.
Loài Tai nghé hòn bà (Aporosa tetragona Tagane & V.S. Dang) có đặc điểm: cây gỗ nhỏ, cao 3 m, cành không lông. Lá hình xoan đến bầu dục, kích thước (6,8)9-16,5 x 3,9-7 cm; gốc hình nêm đến tròn, đầu nhọn có mũi; bìa nguyên. Hoa mọc ở đầu cành, có lông; lá bắc rộng hình tam giác. Quả có 4 cạnh, không lông; hạt 2 đến 3.
Tai nghé hòn bà mới chỉ tìm thấy ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, Khánh Hòa, với một quần thể nhỏ mọc dọc theo khe suối ven bìa rừng cây lá rộng thường xanh, ở độ cao từ 200-400 m.
Phát hiện này được đăng trên tạp chí chuyên ngành Phytokeys, số 57, trang 51–56, ngày 02/12/2015. Thông tin liên quan xin vui lòng truy cập trang web: http://phytokeys.pensoft.net/articles.php?id=6347
Tin nguồn: Website VAST
Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong công tác xử lý chất thải nguy hại tại cụm 7 cơ quan y tế tỉnh Đồng ThápTrên cơ sở Hợp tác khoa học công nghệ giữa Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, PGS.TS.Trịnh Văn Tuyên, Viện trưởng Viện Công nghệ môi trường cùng nhóm nghiên cứu đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng Hệ thống xử lý chất thải rắn và lỏng tại cụm 7 cơ quan y tế tỉnh Đồng Tháp”. Trong hai năm thực hiện (2014-2015), nhóm nghiên cứu đề tài đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận và xây dựng thành công hệ thống xử lý chất thải lỏng và chất thải rắn y tế nguy hại với chi phí thấp tại cụm 7 cơ quan y tế tỉnh Đồng Tháp.